Hướng dẫn cách chỉnh áp suất máy nén khí

Việc cài đặt áp suất máy nén khí ảnh hưởng rất nhiều đến điện năng tiêu thụ. Áp lực càng cao thì càng tốn điện. Ngoài ra nếu cài đặt áp suất máy nén khí cao thì lưu lượng của máy nén khí sẽ giảm vì áp suất và lưu lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Ở bài viết này tôi sẽ hướng dẫn cách chỉnh áp suất máy nén khí sao cho tiết kiệm điện năng nhất.
Hướng dẫn cách chỉnh áp suất máy nén khí

Việc lựa chọn áp suất máy nén khí và cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng ngay từ đầu ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống khí nén của quý khách.

Áp suất hệ thống khí nén không đủ hoặc đột nhiên máy có sự cố, sau đó áp suất khí nén thiếu hụt khiến cho hiệu suất máy sản xuất của bạn kém đi hoặc gây lỗi sản phẩm sản xuất ra. Khi đó bạn phải có cách chỉnh áp suất máy nén khí như thế nào ? Bạn phải lựa chọn áp suất máy nén khí lúc ban đầu như nào để tránh tình trạng thiếu khí? Những lưu ý về cài đặt áp suất máy nén khí tôi sẽ trình bày chi tiết dưới đây

LỰA CHỌN ÁP SUẤT MÁY NÉN KHÍ

Chọn lựa máy nén khí đúng ngay từ ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Một trong những tiêu chí đầu tiên cho việc chọn máy nén khí là lựa chọn áp suất của máy nén khí. Lựa chọn áp suất máy nén khí đúng với nhu cầu sử dụng giúp cho hệ thống khí nén của bạn có tuổi thọ dài lâu hơn. Hơn thế nữa còn làm cho chi phí đầu tư mua máy giảm và tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng.

Áp suất khí nén và lưu lượng khí nén là hai đại lượng chính của máy nén khí. Chúng có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Áp suất cao thì lưu lượng giảm và ngược lại áp suất thấp thì lưu lượng khí nén gia tăng. Rất nhiều người nhầm tưởng áp suất khí nén và lưu lượng khí. Cho nên khi chọn máy nén khí luôn yêu cầu loại máy nén khí có áp lực rất cao từ 10-12 kgf/cm2( bar). Thực tế trong nhà máy chỉ dùng 7-8 kgf/cm2(bar). Mọi người nghĩ rằng chọn áp suất cao từ đầu nguồn có tổn hao đến cuối nguồn là vừa. Hoặc nhiều nhà máy lưu lượng khí bị thiếu dẫn đến áp lực của máy nén khí không lên đạt theo yêu cầu. Do vậy họ luôn yêu cầu áp lực của máy nén khí rất cao so với nhu cầu sử dụng thực tế. Như vậy là quá lãng phí. Máy nén khí có 4 dòng áp lực chủ yếu như sau:

– Dòng máy nén khí áp lực 7.5 kgf/cm2: Dòng máy nén khí này có áp lực max đạt 7.5 bar. Áp lực chạy ổn định từ 6-7 bar. Khoảng 80% các nhà máy dùng áp lực trong xưởng từ 5-7 bar.

– Dóng máy nén khí áp lực 8.5 kgf/cm2: Dòng máy nén khí này có áp lực max đạt 8.5 bar. Áp lực chạy ổn định từ 6-8 bar. Số lượng nhà máy sử dụng áp 8 bar cũng không nhiều, chỉ một số bộ phận dùng đến 8 bar hoặc nhiều nhà máy cẩn thận chọn áp lực cao này để phòng ngừa tổn hao trên đường ống.

– Dòng máy nén khí áp lực 10kgf/cm2: Dòng máy nén khí này có áp lực max đạt 8.5 bar. Áp suất chạy ổn định từ 8-10 bar. Rất ít nhà máy yêu cầu áp lực cao như này.

– Dòng máy nén khí áp lực 14kgf/cm2: Dòng máy nén khí trục vít áp lực cao 14bar. Áp lực này rất ít nhà máy sử dụng. Nhiều nhà máy sử dụng áp lực cao thì cao hẳn 30-40 bar hoặc 200-300bar. Khi đó phải sử dụng máy nén khí piston cao áp.

CÁCH CHỈNH ÁP SUẤT MÁY NÉN KHÍ

– Cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng: Cài đặt áp suất máy nén khí đúng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ máy nén khí. Áp suất tải và áp suất không tải ( áp lực trên và áp lực dưới hay còn gọi là áp suất đóng và áp suất cắt) phải chênh nhau từ 0.8-1 bar. Nếu cài đặt biên độ dao động của áp suất đóng và áp suất cắt quá sát nhau sẽ gây ra tình trạng máy đóng tải và ngắt tải liên tục. Máy mà đóng ngắt liên tục lâu ngày sẽ bị hỏng van hút và nặng hơn nữa là hỏng động cơ chính.

– Chỉnh áp suất máy nén khí ở đâu? Đa số máy nén khí được chỉnh áp suất thông qua rơ le áp suất khí nén hoặc van điều chỉnh áp suất ( modulator valve). Các máy hiện đại ngày nay thì cách chỉnh áp suất máy nén khí rất đơn giản là bấm nút trên màn hình điều khiển. Những máy này không sử dụng van điểu chỉnh áp suất cơ như trước nữa mà thay vào đó là van điện từ, điều chỉnh áp suất máy nén khí theo tín hiệu điện.

+ Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua công tắc áp suất hoặc rơle áp suất: Công tắc áp suất hoặc rơle áp suất khí nén chủ yếu được sử dụng cho máy nén khí piston hoặc máy nén khí trục vít đời cũ trước kia. Chúng được điều chỉnh theo cách thức bật tắt hoặc vặn thông thường. Đây có lẽ là cách chỉnh áp suất máy nén khí đơn giản và dễ dàng nhất.

+ Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua van điều chỉnh áp suất ( Modulator Valve): van điều chỉnh áp suất modulator valve thường được dùng trong máy nén khí trục vít.

Hình ảnh thực tế van điều chỉnh áp suất máy nén khí

Cấu tạo chi tiết bên trong của van điều chỉnh áp suất máy nén khí:

Cách chỉnh áp suất máy nén khí chính là chỉnh độ căng lò xo 256 trên bằng cách vặn núm trên cùng sâu xuống hoặc nới lỏng ra.

+ Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua nút bấm ( van điện từ- tín hiệu điện): Các dòng máy nén khí hiện tại từ năm 2010 trở đi chủ yếu sử dụng tín hiệu điện của van điện từ để điều chỉnh áp suất máy nén khí. Cách chỉnh áp suất máy nén khí của các máy dòng này rất đơn giản chỉ thông qua nút bấm trên bảng điều khiển hoặc trên màn hình cảm ứng của máy. Hơn thế nữa, tín hiệu điện của van điện từ chính xác hơn rất nhiều so với van cơ trước kia.

Trên đây là các cách chỉnh áp suất máy nén khí cho các dòng máy nén khí khác nhau. Nếu quý khách không thực hiện được vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn trực tiếp hoặc cử kỹ sử xuống xử lý trực tiếp.

Gọi Ngay !